Donnerstag, 25. Oktober 2012

Đổi vai / Rollentausch

Hôm qua tôi đọc một bài viết trên blog của một người bạn với tựa đề là ĐI XA KHÔNG NHỚ NHÀ.

Tôi rất thích đi du lịch. Lắm lúc chỉ đi có một mình vì là đi công tác xa nhà. Đôi khi cũng có cái hay của nó là thay đổi không khí một chút, xa cái ghế xoay quen thuộc ở văn phòng một thời gian, tập cách tự xoay sở ở một môi trường mới, lạ lẫm, gặp gỡ những người mới, dù cho họ chỉ là người khách trọ trong khách sạn mà ta phải gật đầu chào xã giao khi ngẫu nhiên gặp nhau trong cầu thang máy.

Nhưng khi một ngày làm việc xa nhà đã qua, màn đêm dần buông xuống, khi ánh đèn của những cửa tiệm ở một thành phố lớn rủ nhau tắt ngấm, khi một mình nằm chèo queo trên chiếc giường rộng thênh thang ở khách sạn, tôi chợt nhớ nhà khủng khiếp.

Tôi có khuyên Y Chi là nên học nha khoa vì sau này con sẽ kiếm được nhiều tiền, đó là một ngành nghề độc lập, con được làm chủ của riêng con.

Y Chi trả lời tôi: Nha sĩ chỉ ngồi một chỗ suốt cả ngày, ê mông lắm mẹ ơi !!!

Hội đoàn "Nha sĩ không biên giới" DWLF (Dentists Without Limits Foundation) hình như là không nổi tiếng lắm thì phải.

Chậc !!! Suy nghĩ của thế hệ trẻ bây giờ là vậy. Thế giới của chúng nó không giống như thế giới của tôi. Thế giới của chúng nó là ... cả thế giới. Đó là London, Paris, New York, Hoa Kỳ, không phải Nepal, Ecuador, Ấn Độ hay Namibia.

Nỗi nhớ nhà là một sản phẩm khá quen thuộc ở ngoại quốc. Würselen là một hóc Bà Tó, nơi mà cô nha sĩ vẫn còn ở chung với cha mẹ dưới một mái nhà và chỉ cách nhà tôi vài căn.

Tôi thèm cái bấu chặt của bàn tay nhỏ bé của con Y Chi trên cánh tay tôi khi tôi dắt nó băng qua đường mặc dù đèn giao thông cho người đi bộ vẫn còn xanh lè lè. Tôi không quên những giọt nước mắt sợ hãi ngày khai trường đầu tiên của con bé. Tôi luôn luôn là người vệ sĩ trung thành của nó.

Hôm qua tôi đi học vẽ. Nào vải bạt, nào khung vẽ, cọ, màu. Sau giờ học vẽ tôi phải đi đón Y Chi ở trường dạy dương cầm. Về đến nhà, Y Chi lon ton chạy ngược lại (nó đã đứng trước cửa nhà trong khi tôi còn đang lụi hụi ngoài xe) và hỏi tôi:
-        Con có cần phải phụ mẹ xách cái gì không?

Nó cầm cái nhẹ nhất: khung để căng vải vẽ , nặng khoảng 200gr.

Trong một khoảnh khắc, tôi chợt nhận thức ra rằng nó không còn là đứa bé con Y Chi của tôi nữa. Cái thuở mà tôi cứ phải ì ạch đẩy xe con nít, cho đến lúc 6 tuổi nó vẫn lười đi bộ và tôi vẫn tiếp tục còng lưng đẩy xe để vận chuyển cái cơ thể nặng chình chịch của nó, mặc kệ những cái nhìn thiếu thiện cảm của khách bộ hành, cái thuở mà tôi phải bế 20kg đang sốt trên 40 độ vượt qua đám diễn hành và đoàn người đông nghịt của ngày lễ hội hóa trang để đi tìm xe tắc xi, cái thuở mà tôi luyện cơ bắp hai tay, thở hồng hộc "khuân" nó lên cái cầu thang thật dốc của căn nhà trọ ở đường Harscampstrasse vì nó đã ngủ say từ trong xe không đánh thức dậy được, cái thuở đó nay đã trở thành quá khứ.

Tôi đã già đi rồi ư? Chắc là vậy. Nhưng tôi chưa già đến nỗi Y Chi phải phụ giúp tôi xách đồ.

Y Chi đã lớn. Lớn một cách vô thức đến nỗi tôi và nó không nhận ra một sự đảo ngược vai trò đã âm thầm chen vào cuộc sống của chúng tôi. Một cảm tưởng hoàn toàn xa lạ len vào hồn tôi, lạ lẫm đến nỗi tôi phải viết bài blog này.



Gestern habe ich einen Blog-Eintrag von einer Freundin gelesen, auf vietnamesisch. Der Titel lautet übersetzt "Kein Heimweh auf Dienstreise" (ĐI XA KHÔNG NHỚ NHÀ).

Ich reise gerne. Manchmal alleine, und zwar auf Dienstreise. Es ist auch schön, mal weit weg von dem gewohnten Bürodrehstuhl zu sein, sich in fremder Umgebung zurechtzukommen, neue Leute kennenzulernen, sei es auch nur ein Hotelgast, den man zufällig im engen Fahrstuhl gewollt oder ungewollt begrüßen muss.

Aber spätestens wenn der Dienstreise-Arbeitstag zu Ende ist, wenn die Geschäfte in einer Großstadt ihre Lichter ausknipsen, wenn ich im Hotelbett liege, habe ich fürchterlichen Heimweh.

Habe zu Y Chi gesagt: studiere lieber Zahnmedizin, man kann später gut verdienen, du bist unabhängig, bist dein eigener Herr.

Y Chi sagt: Zahnarzt sitzt nur den ganzen Tag, dem Popo tut es weh, Mama !!!

Stiftung "Zahnärzte Ohne Grenzen" DWLF (Dentists Without Limits Foundation) ist wohl nicht sehr bekannt.

Tja, die Kids von heute. Ihre Welt ist nicht meine. Ihre Welt ist ... die ganze Welt. Aber eher  London, Paris, New York, USA; nicht Nepal, Ecuador, Indien oder Namibia.

Heimweh ist ein Fremdwort. Würselen ist ein Kaff, wo ein paar Häuser weiter unsere Zahnärztin mit ihren Eltern unter einem Dach wohnt .

Wie sehr vermisse ich das feste Klammern von Y Chi's zarten Händen an meinem Arm, wenn wir die Straße überquerrten, obwohl die Ampel für Fußgänger noch tief grün war. Die ersten ängstlichen Tränen bei der Einschulung. Ich war immer ihre Beschützerin gewesen.

Gestern abend war ich beim Malkurs. Voll verpackt mit Leinwand, Farbkasten, Pinseln usw. Nach dem Kurs habe ich Y Chi vom Klavierunterricht abgeholt. Als wir zu Hause waren, ist Y Chi zurückgelaufen (sie war schon an der Haustür, ich noch im Auto) und hat mich gefragt:

- Soll ich dir was abnehmen Mama?

Sie hat den leichtesten Gegestand genommen, die etwa 200gr schwere Leinwand.



Für einen Moment ist mir bewußt geworden, dass sie nicht mehr meine kleine Y Chi ist. Die Zeit, wo ich ihren schweren Körper sogar bis zum 6. Lebensjahr mit dem Buggy herumschieben mußte und jeden missbilligen Blick der Passanten ignorierte; wo ich an einem Rosenmontag mit 20kg und über 40 Grad Fieber auf meinen Armen durch den Karnelvalzug bis zum Taxi durchkämpfte; wo ich beim Kraxeln der steilen Treppe an der Harscampstrasse mit ihrem Gewicht ungewollt Bizep und Trizep gleichzeitig trainierte, weil sie im Auto eingeschlafen war; ist nun Vergangenheit.


Bin ich alt geworden? Bestimmt. Aber doch nicht so alt, dass Y Chi mir beim tragen helfen musste.

Y Chi ist groß geworden. So groß, dass es ihr und mir unbewußt ist, dass ein Rollentausch unbemerkt in unseres Leben eingeschlichen ist. Das ist eine mir total fremde Gedanke, die mich derart beschäftigt, dass ich dieses Blog schreiben muss.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen